Liên Hệ Tư Vấn

02363 99 19 28

Hợp tác

Trang chủ Business Hợp tác

Hỗ trợ Startup

Lời ngỏ hợp tác

 Để thúc đẩy hơn nữa sự thành công không chỉ của DaNangGo.com mà của cả hai bên với tinh thần “Cùng cộng tác và cùng thành công ”, chung tay với DNG thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong trao đổi dịch vụ với nhau. DNG tin chắc rằng với uy tín và chính sách hợp tác hài hoà, cân bằng lợi ích hai bên sẽ mang lại thành quả dài lâu cho quý đối tác và DaNangGo.com. Nay DNG cần các nhà đầu tưQuý đối tác có cùng chuyên ngành, chung ý tưởng muốn hợp tác để phát triển hệ thống chuyên nghiệp và quy mô lớn hơn. Hãy đến với chúng tôi nếu bạn thật sự muốn hợp tác.

 DaNangGo.com sẽ cung cấp Free các bước đầu về thương hiệu cho  Startup gồm:

  • Tạo Web miễn phí.
  • Tạo Page Facebook hàng chục ngàn Like Free.
  • Thiết kế logo, nhận diện thương hiệu Free.
  • Tư vấn Free.
  • Tham gia vào chiến lược, chiến thuật của dự án.
  • Hỗ trợ chi phí ban đầu.
  • Hỗ trợ thành lập tính pháp nhân.
  • Hỗ trợ gọi vốn.

Liên hệ hợp tác

Quý đối tác có nhu cầu hợp tác, vui lòng liên hệ qua:

Email: Tien@dananggo.com

Tel: 0912148135 Mr Tiên CEO DaNangGo.com

DaNangGo.com sẽ:

 Thành lập Team hỗ trợ khởi nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp, các dịch vụ này giúp quá trình khởi nghiệp được dễ dàng, chuyên nghiệp hơn, tăng cơ hội và tỷ lệ thành công cho các startup. Các dịch vụ hỗ trợ đều Free, chi phí được trích từ quỹ đầu tư của DaNangGo.com, phí này sẽ được dùng để duy trì hoạt động của cổng hỗ trợ khởi nghiệp của chúng tôi!

  1. Trợ lý Startup

Trợ lý Startup giống như một nhân viên trợ lý bán thời gian làm việc cho Startup của bạn.

Các công việc của trợ lý gồm có:

  • Tư vấn và đưa ra chiến lược, giải pháp cho Startup của bạn.
  • Xây dựng các kế hoạch về kinh doanh, marketing, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, …
  • Tư vấn xây dựng các hệ thống liên quan đến Startup.
  • Hỗ trợ các vấn đề khác.

Trình độ của trợ lý Startup:

Trợ lý Startup trình độ khá đơn giản, không hiểu sâu về các chuyên môn, bạn cần thông cảm và góp ý cho chúng tôi để ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Trợ lý Startup đúng theo kiểu “Cái gì cũng biết nhưng chẳng biết sâu cái gì cả”.

Những điều trợ lý Startup biết gồm có:

  • Công nghệ thông tin
  • Thiết kế website
  • Báo chí
  • Truyền thông
  • Thiết kế đồ họa
  • Xây dựng dự án kinh doanh
  • Tuyển dụng nhân sự
  • Marketing
  • Mạng xã hội
  • Doanh nghiệp
  • Kế toán
  • Quản trị dự án, quản trị doanh nghiệp
  • Tài chính và đầu tư

Hình thức làm việc:

  • Trợ lý Startup làm việc theo hình thức từ xa hoặc trực tiếp
  • Qua các kênh làm việc như: điện thoại, email, mạng xã hội tại văn phòng

Sự hỗ trợ:

  • Dịch vụ trợ lý Startup luôn hỗ trợ 24/7 cho tất cả các Startup đăng ký, và xử lý các vấn đề một cách nhanh chóng. Tùy theo độ phức tạp sẽ có thời gian trả lời nhanh hay chậm.
  1. Xây dựng dự án

Xây dựng dự án Startup là một công việc quan trọng nhất, giúp Startup đánh giá được tính khả thi của ý tưởng với tất cả các kế hoạch được mô tả cụ thể. Tuy nhiên, hơn 90% Startup bỏ qua công đoạn này hoặc làm rất sơ sài.

Theo chúng tôi và rất nhiều chuyên gia, cố vấn, các tổ chức về kinh doanh và khởi nghiệp thì:

Nghiên cứu và xây dựng một dự án Startup là công việc bắt buộc phải làm trước khi thực hiện

Tại sao lại cần phải xây dựng dự án Startup ?

Xây dựng dự án giúp cho:

  • Có cái nhìn toàn cảnh về dự án trước khi thực hiện, từ đó đánh giá được rủi ro, tính khả thi, khả năng thực hiện, các thiếu sót, các vấn đề cần thực hiện.
  • Startup không bị mất tiền và thời gian cho những lần “thử -sai” ở giai đoạn đầu. Đây là sai lầm phổ biến của rất nhiều startup khi không chịu nghiên cứu và xây dựng một bản dự án chuyên nghiệp.
  • Giúp gọi vốn từ nhà đầu tư dễ hơn – điều chắc chắn!
  • Giúp tìm thêm và thuyết phục các thành viên để cùng làm dự án.

Ưu điểm dịch vụ tư vấn và xây dựng dự án Startup của cổng hỗ trợ khởi nghiệp

  • Tiết kiệm chi phí cho các Startup ở mức độ tối ưu cao nhất, giảm hoàn toàn chi phí cho các sai lầm, thất bại.
  • Tăng tốc độ làm việc hiệu quả của dự án lên từ 2-4 lần so với thông thường.
  • Được tư vấn và hỗ trợ từ quá trình nghiên cứu xây dựng dự án cho đến thực hiện dự án.
  • Không cần nhiều kinh nghiệm về kinh doanh, khởi nghiệp vẫn có các dự án Startup chuyên nghiệp.
  • Trong quá trình tư vấn và xây dựng dự án, các Startup sẽ được học hỏi tất cả các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để thực hiện dự án.
  • Có sự cam kết về kết quả thành công của Startup (trên 80%).

Các giai đoạn của việc xây dựng dự án Startup của cổng hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam

Một dự án Startup do cổng hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam xây dựng có các giai đoạn cơ bản sau:

Tìm kiếm các ý tưởng khả thi – Xây dựng dự án sơ bộ – Xây dựng dự án chi tiết – Chuẩn bị các nguồn lực – Bắt đầu thực hiện – Những thử nghiệm đầu tiên – Chính thức thương mại hóa – Phát triển dự án .

Thì giai đoạn xây dựng dự án sẽ được tính từ “Tìm kiếm ý tưởng khả thi” đến “Xây dựng dự án chi tiết“, trong các giai đoạn này sẽ bóc tách tiếp tục thành:

  • Tìm kiếm ý tưởng khả thi: Ý tưởng khả thi là những ý tưởng có tính thực tế cao và phù hợp với khả năng thực hiện của người chủ dự án. Thường thì mọi người ai có cũng rất nhiều ý tưởng, từ đơn giản đến vĩ đại, viễn vông, các ý tưởng sao chép, ý tưởng sáng tạo về một sản phẩm dịch vụ mới. Nói chung, có quá nhiều ý tưởng kinh doanh ở khắp mọi nơi. Các bạn cần chú ý đó là “ý tưởng khả thi phải là ý tưởng trong khả năng thực hiện của bạn“. Tìm kiếm ý tưởng khả thi là giai đoạn cổng hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam tư vấn cho bạn tìm kiếm rất nhiều ý tưởng phù hợp và lựa chọn ra ý tưởng tốt nhất.
  • Thẩm định ý tưởng: Đây là một công việc quan trọng, sau khi tìm ra ý tưởng tốt nhất phù hợp với bạn thì chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá toàn diện ý tưởng này theo các tiêu chí với khoảng 10 nội dung đánh giá thẩm định ý tưởng. Công việc này đảm bảo là ý tưởng thật sự khả thi.
  • Xây dựng dự án sơ bộ: Dự án sơ bộ hay còn gọi là dự án phác thảo, dự án phác thảo sử dụng các phương pháp tổng thể để xây dựng, tập trung vào các phân tích, xây dựng các yếu tố chính của dự án, chưa đi vào chi tiết các nội dung.  Dự án sơ bộ giúp có các đánh giá, hình dung ban đầu và toàn diện về dự án.
  • Xây dựng dự án điều chỉnh lần 1
  • Xây dựng dự án điều chỉnh lần n+1 (điều chỉnh rất nhiều lần)
  • Xây dựng dự án chi tiết: Đây là giai đoạn cuối cùng của xây dựng dự án Startup, bản dự án chi tiết là bản dự án đầy đủ nhất về dự án với các kế hoạch chi tiết từ a-z, các Startup có thể thực hiện dự án theo từng nội dung của các kế hoạch này và nhiều nội dung quan trọng khác.

 Ngoài ra, tùy theo độ phức tạp, quy mô và lĩnh vực của Startup sẽ có thêm các bước khác.

Các tiêu chuẩn cần có của 1 bản dự án Startup 

  • Tính chuyên nghiệp: Thể hiện ở sự nghiên cứu và xây dựng dự án một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp cao, không làm việc theo kiểu qua loa, đại khái, sao chép.
  • Kinh nghiệm là cần thiết: Để xây dựng được một bản dự án thì kinh nghiệm sẽ giúp cho xây dựng dự án rất nhanh chóng, chuyên nghiệp.
  • Tính khách quan: Dự án Startup cần có cái nhìn toàn cảnh, khách quan về ý tưởng, về các vấn đề khác, nhất là các phân tích và số liệu về thị trường, doanh số, lợi nhuận. Các con số cần ước tính gần sát với thực tế.
  • Dễ đọc, dễ hiểu: Dự án cần có cả bản cứng và mềm (file) với nội dung ngắn gọn, chi tiết, sử dụng nhiều biểu đồ và hình ảnh minh họa, hạn chế sử dụng các từ ngữ chuyên môn, viết tắt. 

Những sai lầm thường mắc phải của các Startup:

 Các Startup Việt Nam thường mắc phải các vấn đề khi xây dựng dự gồm có: viết sơ sài, không có sự đầu tư nghiên cứu nghiêm túc, thiếu kinh nghiệm, các phân tích và số liệu thường ảo tưởng, không hiểu cặn kẽ và khách quan vấn đề, đánh giá sai năng lực thực hiện, bỏ qua các nghiên cứu cần thiết …

Chi phí xây dựng dự án Startup như thế nào?

 Cổng hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ xây dựng dự án Startup với chi phí trung bình từ 5-30% trên tổng chi phí của dự án (theo bản dự toán danh mục chi phí trong dự án chi tiết khả thi). Bên chủ dự án cần tạm ứng trước 60% chi phí và trả tiếp số còn lại khi hoàn tất bản dự án. Trong một số trường, chi phí là thỏa thuận và sử dụng theo hình thức trọn gói.

 Ví dụ, một dự án Startup tổng chi phí xây dựng ban đầu theo bản dự toán chi phí là 1 tỷ VNĐ, thì chi phí dịch vụ tư vấn và xây dựng dự án sẽ rơi vào khoảng từ 100-300 triệu tùy theo thực tế.

Thời gian trung bình

 Thời gian trung bình xây dựng dự án từ 3-6 tháng, có thể nhanh hơn hoặc lâu hơn tùy theo dự án.

  1. Thẩm định dự án

 Thẩm định dự án là công việc đánh giá độc lập một dự án Startup theo các tiêu chí cụ thể như tính khả thi, tiềm năng dự án, thị trường, … hoặc đánh giá theo mức tổng quát (tốt, trung bình, xấu)

Tại sao lại cần thẩm định Startup?

Thẩm định dự án thường do 2 lý do chính sau:

  • Nhà đầu tư muốn đầu tư vào một dự án nào đó nhưng cần tìm hiểu, đánh giá dự án trước khi quyết định đầu tư.
  • Chủ dự án Startup muốn thẩm định dự án để giúp có cái nhìn toàn diện và khách quan về dự án, để từ đó có những chiến lược, kế hoạch điều chỉnh phù hợp. 

Các nội dung cơ bản của thẩm định

Thông thường, tùy theo kiểu dự án, quy mô và yêu cầu thẩm định nên mỗi dự án sẽ có các nội dung khác nhau, các nội dung cơ bản của thẩm định gồm có:

  • Thẩm định tính khả thi của dự án (phổ biến nhất)
  • Thẩm định năng lực thực hiện dự án
  • Thẩm định các số liệu của dự án
  • Thẩm định tài chính của dự án
  • Thẩm định tiềm năng của dự án trong tương lai
  • Thẩm định pháp lý của dự án
  • Thẩm định theo các yếu tố riêng lẻ.

Quy trình thẩm định dự án Startup

 Việc thẩm định sẽ có các quy trình khác nhau cho các dự án khác nhau, sự phức tạp và thời gian có thể kéo dài tùy theo. Về cơ bản thì quy trình thẩm định dự án Startup sẽ qua 3 giai đoạn chính:

  • Tiếp nhận yêu cầu thẩm định: Bên yêu cầu dịch vụ cần cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến dự án Startup cần thẩm định và thực hiện một số công việc liên quan khác.
  • Thực hiện thẩm định dự án: Cổng hỗ trợ khởi nghiệp sẽ tiến hành thẩm định theo quy trình cụ thể dựa trên yêu cầu, có thể thẩm định theo nhiều kiểu khác nhau như thẩm định độc lập, phối hợp 3 bên hoặc theo các yêu cầu cụ thể khác.
  • Báo cáo kết quả bằng sự giải trình và các bảng báo cáo chi tiết.

 Thời gian thẩm định một dự án Startup thường tương đối nhanh, trung bình khoảng 10-30 ngày là có kết quả.

  1. Ủy thác đầu tư vào các dự án

 Ủy thác đầu tư là gì? Đó là hình thức các nhà đầu tư muốn đầu tư vào một Startup (hoặc dự án) nhưng không đủ khả năng (kinh nghiệm, quản trị, …), vì vậy sẽ thông qua Cổng hỗ trợ khởi nghiệp để đầu tư. Cổng hỗ trợ khởi nghiệp sẽ có trách nhiệm đảm bảo khoản đầu tư này theo các cam kết với các nhà đầu tư.

Trường hợp nào cần ủy thác đầu tư?

 Thông thường, các nhà đầu tư không đủ tự tin, đủ khả năng hoặc không có thời gian (hoặc các lý do khác) thì có thể sử dụng hình thức ủy thác đầu tư.

Ưu điểm của ủy thác đầu tư

  • Tăng khả năng thành công cao cho khoản đầu tư, giảm thiểu các rủi ro.
  • Có được sự đảm bảo từ phía cổng hỗ trợ khởi nghiệp
  • Không phải tốn nhiều công sức, thời gian cho việc đầu tư.

Các vấn đề chính của ủy thác đầu tư

 Ủy thác đầu tư tương đối phức tạp, nhà đầu tư và cả dự án cần ủy thác cần đạt được nhiều tiêu chí cần thiết để đủ điều kiện ủy thác đầu tư. Các vấn đề chính gồm có:

  • Dự án cần ủy thác
  • Số tài chính (tiền đầu tư)
  • Mục tiêu mong muốn của nhà đầu tư
  • Lộ trình ủy thác
  • Bản cam kết giữa các bên
  • Các vấn đề khác.

Chú ý quan trọng: Ủy thác đầu tư chỉ giúp giảm thiểu các rủi ro và tăng tỷ lệ thành công của đầu tư, tuy nhiên, đầu tư thì vẫn có rủi ro.

  1. Gọi vốn cho các Starup

 Gọi vốn cho Startup là một công việc phức tạp, để gọi vốn thành công cần làm nhiều việc và trải qua quá trình. Cổng hỗ trợ khởi nghiệp cung cấp dịch vụ gọi vốn cho các Startup với các điều kiện sau:

  • Startup đang chạy, không còn ở dạng ý tưởng
  • Ưu tiên các Startup thuộc các xu hướng mới như công nghệ, thương mại điện tử, nông nghiệp mới, ..
Loading...